VNQĐ kết nối  Tư liệu VNQĐ

Bài ấy bố đã dạy con đâu (Minh Lam)

Thứ Bảy, 30/08/2014 10:39

Một nhà thơ ở xa đến gặp nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, trước là thăm sau là đưa một chùm thơ mới viết nhờ đọc và đưa in. Mọi việc diễn ra bình thường như từng diễn ra giữa các biên tạp viên với cộng tác viên thơ. Không ngờ còn có “công đoạn cuối” nữa nên mới có chuyện này. Số là nhà thơ nọ còn đem theo một cậu con trai chừng 7, 8 tuổi rất chi là hiếu động. Cậu ta đang say sưa chơi thì bị gọi đến “Đứng khoanh tay chào bác Mậu và đọc thơ cho bác nghe”. Công bằng mà nói những bài thơ cháu đọc rất được, cái giọng, cái động tác cũng ra dáng con một nhà thơ nên tác giả Màu hoa đỏ đã không mấy tiết kiệm những câu động viên cổ vũ. Được lời như cởi tấm lòng, nhà thơ ở tỉnh xa, hứng chí bắt quý tử của mình đọc thêm mấy bài thơ nữa. Đến bài sau cùng, không hiểu vì mệt hay vì quá hồn nhiên mà khi ông bố vừa giới thiệu xong thì “ông con” đã vùng vằng buông ra một câu khiến người nghe không khỏi không nghi hoặc “Bài ấy ở nhà bố đã dạy con đâu?”

M.L

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)