Dòng chảy  Văn nghệ

Kỉ niệm 30 năm ngày ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần ra số đầu tiên

Thứ Sáu, 12/04/2019 14:47

Sáng ngày 12/4/2019, tại trụ sở 44 Lê Thái Tổ, Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ngày ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần ra số đầu tiên (1989-2019).

Cách đây tròn 30 năm, làn gió đổi mới đã lan toả vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước nói chung, thủ đô nói riêng. Đời sống báo chí có sự bùng nổ về số lượng các tờ báo, sức ép cạnh tranh cũng ngày càng lớn. Trước tình hình đó, Ban biên tập Báo Hànộimới đã quyết định tiến hành đổi mới tờ báo Đảng của thủ đô. Ngày 2/4/1989, tờ Hànộimới Chủ nhật - tiền thân của tờ Hànộimới Cuối tuần - đã ra mắt bạn đọc.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Long - Tổng biên tập Báo Hànộimới - tại buổi lễ

Với tiêu chí đi sâu vào đời sống văn hoá - xã hội, ngay từ lúc mới ra đời, Hànộimới Chủ nhật đã được đông đảo độc giả thủ đô và cả nước quan tâm, đón nhận. Hànộimới Chủ nhật (từ ngày 2/4/1995 đổi tên thành Hànộimới Cuối tuần) vừa đáp ứng được yêu cầu thời sự, vừa có nhiều bài viết sâu sắc về các lĩnh vực văn hoá - đời sống xã hội, lại đậm chất Hà Nội, với nhiều chuyên trang, chuyên mục hấp dẫn. Sự phong phú về thông tin, đa dạng về thể loại cũng như phong cách viết, phong cách trình bày rất riêng đã làm nên bản sắc của tờ báo, được độc giả và đồng nghiệp đánh giá cao.

Để tiếp tục phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trường, trong những năm qua, Hànộimới Cuối tuần đã không ngừng đổi mới cả về hình thức và nội dung, phù hợp với nhu cầu của độc giả nhưng vẫn duy trì được bản sắc, phong cách riêng của ấn phẩm báo tuần mà các thế hệ đi trước đã dày công gây dựng. Đặc biệt, từ tháng 4/2018, Báo Hànộimới đã triển khai thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần. Với những bài viết mềm mại, hấp dẫn và những chuyên đề bàn luận sâu sắc, Hànộimới Cuối tuần đã, đang hình thành một kênh/ tuyến thông tin chuyên biệt, rõ tính “đọc chậm” trong hệ thống báo Đảng của thủ đô, giúp người đọc hiểu sâu, hiểu rõ hơn các vấn đề nảy sinh trong đời sống văn hoá - xã hội, góp phần nâng cao dân trí… Đặc biệt, tờ báo có sự kết nối hài hoà với các ấn phẩm của Hànộimới, gồm báo in Hànộimới hàng ngày, báo Hànộimới điện tử và ấn phẩm Hà Nội Ngày nay (nguyệt san), tạo thành một dòng chảy thông tin với những đặc trưng riêng, sức hấp dẫn riêng nhưng vẫn hoà quyện trong tổng thể thương hiệu Hànộimới .

Thay lời đội ngũ cộng tác viên thân thiết của Hànộimới Cuối tuần, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng chia sẻ: “Trong bối cảnh các mục sáng tác, các trang báo về đời sống văn hóa, văn nghệ có phần thu hẹp, thậm chí biến mất trên nhiều tờ báo thì sự duy trì bền bỉ của Hànộimới Cuối tuần là đáng trọng. Điều này góp phần nuôi dưỡng tình yêu văn hóa, văn chương, nghệ thuật của người đọc, khích lệ người sáng tác và viết báo trong lĩnh vực này, tạo nên diễn đàn sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, trao đổi và gợi mở giữa những người quan tâm. Tờ báo góp phần chứng minh và gây dựng lòng tin về việc tạo dựng các diễn đàn để xây dựng, củng cố, sáng tạo, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ cho Thủ đô là luôn cần thiết và cuốn hút”.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Long - Tổng biên tập Báo Hànộimới - phát biểu: “Truyền thống 30 năm của Hànộimới Cuối tuần vừa là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng là một trách nhiệm vô cùng to lớn đối với đội ngũ làm báo Hànộimới hôm nay. Trách nhiệm ấy đòi hỏi chúng ta phải đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy làm báo, thể hiện bằng tinh thần trách nhiệm cũng như những hành động cụ thể, hiệu quả để tờ báo không ngừng phát triển, xứng đáng với công sức của các thế hệ đi trước, để Hànộimới Cuối tuần mãi là một người bạn tinh thần thân thiết, tin cậy của độc giả hôm nay và mai sau”.

Nhân kỉ niệm 30 năm ngày ấn phẩm Hànộimới Chủ nhật/ Hànộimới Cuối tuần ra số đầu tiên, Ban biên tập Báo Hànộimới đã quyết định tặng giấy khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp 30 năm xây dựng, phát triển tờ báo cũng như trong việc xây dựng, thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần.

P.V

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)