Thứ Tư, 13/11/2019 16:31

Văn hóa Chăm Islam ở An Giang

Do đặc điểm cư trú vùng sông nước Miền Tây Nam Bộ nên người Chăm Islam An Giang sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản... (TRƯƠNG CHÍ HÙNG)

Ở nước ta người Chăm Hồi giáo chính thống còn gọi là Chăm Islam hiện cư ngụ tại các tỉnh An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh. Trong đó, đông nhất là ở An Giang với hơn 11 ngàn nhân khẩu. Người Chăm Islam hiện nay vẫn giữ được những phong tục, tập quán cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo.

Do đặc điểm cư trú vùng sông nước Miền Tây Nam Bộ nên người Chăm Islam An Giang sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản. Nghề dệt vải của người Chăm Islam ở An Giang trước kia cũng phát triển mạnh. Trước đây hầu như mỗi gia đình đều có một khung cửi dệt vải đặt trong buồng hoặc dưới sàn nhà. Sản phẩm dệt của người Chăm Islam An Giang từng được bán khắp các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và còn xuất khẩu sang các nước Malaysia, Indonesia, Campuchia... Tuy nhiên, hiện nay do cạnh tranh khó khăn trong cơ chế thị trường, nhiều hộ gia đình Chăm đã không còn giữ được nghề dệt thủ công. Hiện tại chỉ còn vài khung dệt ở Phũm Soài (Tân Châu) và Đa Phước (An Phú).

Đối với người Chăm Islam An Giang, thánh đường được xem là nơi trang trọng nhất. Thánh đường Chăm Islam tôn trọng quy cách của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới nói chung. Theo đó, thánh đường phải được xây theo hướng Đông – Tây để khi quỳ cầu nguyện, tín đồ luôn hướng về phía thánh địa Mecca. Thánh đường Chăm là nơi cầu nguyện của các tín đồ nam giới hàng ngày và là nơi để tổ chức các hoạt động cộng đồng, các nghi lễ cộng đồng.

Trong tâm thức cộng đồng Chăm, thánh đường là nơi thiêng liêng nên rất dễ bắt gặp những kiến trúc đặc trưng này trên vùng đất An Giang.
Theo giáo luật, mỗi ngày người đàn ông Chăm phải hành lễ 5 lần tại thánh đường.
Giáo luật áp dụng không phân biệt tuổi tác, và trở thành nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày của cộng động người Chăm ở An Giang.
Gam màu chủ đạo là trắng và xanh dương với biểu tượng ngôi sao và trăng lưỡi liềm để nhận biết những kiến trúc đặc trưng của thánh đường.
Cộng đồng người Chăm thường định cư thành xóm/làng dọc các con đường hoặc sông.
Với đặc trưng vùng sông nước nên người Chăm An Giang thường cất nhà nổi, nhà sàn để sinh sống.
Một số hộ làm nghề đánh bắt thủy sản.
Một số hộ duy trì nghề dệt thủ công truyền thống.
Tuy vậy những sản phẩm dệt thủ công khó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp trong cơ chế thị trường. Trăn trở để vực dậy ngành dệt thủ công truyền thống là suy tư của bao người con xứ này.
Người Chăm An Giang cũng rất trọng con chữ, nên lớp học cũng được tổ chức theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khqua đời, người Chăm thường được chôn trong nghĩa địa sau thánh đường. Mộ không đắp nổi, chỉ dựng 2 tấm bia ghi tên tuổi và thời gian mất ở đầu và cuối mộ.

m thực của người Chăm An Giang cũng rất phong phú, các nguyên tắc khi chế biến thực phẩm, nguyên liệu đầu vào được đúc kết thành tiêu chuẩn Hailai được áp dụng trong cộng đồng người Hồi giáo.

Dù sống giữa cộng đồng các dân tộc, có sự giao lưu văn hóa sâu rộng nhưng người Chăm Islam hầu như vẫn giữ được các đặc trưng văn hóa truyền thống.

Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: TRƯƠNG CHÍ HÙNG