Thứ Ba, 18/09/2018 11:02

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 901 (cuối tháng 9/2018)

chu phoong arial moi copy - Một ngày Hà Nội tháng chín, khi heo may theo thầy cô giáo và học sinh vào năm học mới, hương mùa thu nưng nức dậy khắp phố xá, sân trường, tại nhà riêng ở địa chỉ 22 Nguyễn Huy Tự, GS.TS.NGND. Trần Đình Sử đã tiếp chuyện phóng viên VNQĐ. Với chất giọng Huế khỏe khoắn, hào sảng, ông chia sẻ chân thành, thẳng thắn quan điểm cá nhân về một vài câu chuyện liên quan đến các từ khóa “cải cách”, “cải tiến” đang nóng dư luận cả nước. Bài trò chuyện với tiêu đề Có những đổi thay tạo nên đứt gãy văn hóa giữa GS.TS.NGND. Trần Đình Sử và phóng viên VNQĐ sẽ mở đầu cho Tạp chí số 901.

Phần Văn xuôi số này giới thiệu bút kí Ta về tắm nước Đồng Nai của Văn Công Hùng; Gươm thần của Đỗ Văn Nhâm. Cùng các truyện ngắn dự thi PG của Lưu Thị Mười, Quẩn nghiệp của Vũ Minh Thúy, và truyện ngắn hưởng ứng cuộc thi Đêm nằm nghe của nhà văn Lê Minh Hà.

Truyện ngắn PG là những những éo le, ẩn khuất phía sau nghề PG mà rất nhiều cô gái trẻ đã lự chọn hoặc sa chân vào. Một cô gái lâu năm trong nghề và một cô gái mới bước vào nghề có gì khác nhau không khi họ cùng trải qua những chuyến đi, những công việc và những vị khách mà nhiều khi họ không có quyền lựa chọn. Một đêm họ ngồi lại trò chuyện, chia sẻ với nhau sẽ là lối thoát hay là định mệnh?

Truyện ngắn Quẩn nghiệp mang nhiều ẩn ý về nghiệp chướng, nhân quả. Nhưng một khi con người đã làm điều xấu và mang nhiều toan tính thì số phận không chỉ riêng họ mà còn có bao nhiêu người khác, số phận khác phải chịu thay. Vậy luật nhân quả có công bằng không? Điều còn lại sẽ vẫn là nỗi đau và mất mát mà nhiều người phải chịu mang.

Đêm nằm nghe là một câu chuyện dài được kể bằng những hồi ức của nhiều người trong một gia đình. Trong những thời điểm khác nhau của thời gian, thế hệ, lịch sử, địa lí và văn hóa nhưng dường như có một sợi dây vô hình đã gắn chặt ý nghĩ của người anh với người em, người con với người cha, người cháu và người bác. Nhà văn đã đưa đến một góc nhìn khác về chiến tranh qua truyện ngắn này.

Phần Thơ số này là sự xuất hiện của những tác giả mà có lẽ đã lâu chưa trở lại trên VNQĐ, cùng với những tác giả đã quen thuộc và những tác giả mới. Có những âm hưởng của truyền thống và của vùng miền làm nên những vần thơ đẹp và đặc sắc. Có những mới mẻ và độc đáo đến từ những cây bút trẻ bằng lối thơ hiện đại. Tất cả góp phần làm nên sự phong phú cho những trang thơ. Thơ trong những tập thơ số này là tập thơ Trong những lời yêu thương của Đinh Thị Như Thúy do Nguyễn Thị Kim Nhung chọn và giới thiệu.

Trang Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Vô ngôn của nhà văn Nhật Bản đoạt Giải Nobel Văn học năm 1968 Yasunaki Kawabata do Nguyễn Phương Lan dịch từ tiếng Anh.

Phần Bình luận văn nghệ là những ý kiến, bình luận về những đề tài hấp dẫn được bạn đọc trong và ngoài giới quan tâm, với sự góp mặt của các tác giả: Lê Kỳ, Nguyễn Thanh Tú, Hữu Quỳnh, Bùi Việt Thắng.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 901 (cuối tháng 9/2018) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/9/2018. Mời quý vị đón đọc.

 
42059318 2044168782295058 3198391123751993344 n

Văn
 
Hoàng Đăng Khoa
GS.TS.NGND. Trần Đình Sử: Có những đổi thay tạo nên
đứt gãy văn hóa
Lưu Thị Mười
PG
Văn Công Hùng
Ta về tắm nước Đồng Nai
Đỗ Văn Nhâm
Gươm thần
Vũ Minh Thúy
Quẩn nghiệp
Lê Minh Hà
Đêm nằm nghe
 

Thơ
 
Trần Kim Hoa
Ngày mai sẽ bình an; Gác bếp mùa về;
Đến được mùa thu thì đã xa vời
Võ Văn Luyến
Con về bão giông; Độc thoại
Huỳnh Minh Tâm
Dì Ba; Ngày tiễn con đi xa
Nguyễn Trọng Văn
Trên cánh đồng mùa gặt; Lắng lại
Nguyễn Đăng Khương
Nơi ấy; Không thể khác
Lê Văn Hiếu
Trong thế giới biết đi; Đeo vào cổ chân em gié lúa
Ngô Thanh Vân
Ngược ngày; Khát khao em
Đinh Thị Hường
Màu đêm; Tóc
Huỳnh Ngọc Tuyết Cương
Phía không ai; Lá rừng
Khaly Chàm
Ban mai và áp thấp mưa
Trần Văn Thiên
Kẻ ăn khói
Lại Thế Sơn
Mùa thu và em
Đinh Sỹ Minh
Miền Tây; Tình đá
Huyền Thư
Con đau cho những điều không lành lặn;
Chắt nắng ra hong lại tuổi người, tuổi ta
Nguyễn Quang Tấn
Dạo khúc 30; Dạo khúc 35; Dạo khúc 65
Nguyễn Thị Kim Nhung
Tiếng gọi từ sâu thẳm (Đọc Trong những lời yêu thương của Đinh Thị Như Thúy)
 

Văn học nước ngoài
Yasunaki Kawabata
Vô ngôn (Nguyễn Phương Lan dịch từ bản tiếng Anh)
 

Bình luận văn nghệ
Lê Kỳ
Nhận diện truyện trinh thám Việt Nam
Nguyễn Thanh Tú
Ngọn nguồn Thơ mới?
Hữu Quỳnh
Một con người thích con người
Bùi Việt Thắng
Hãy kể tên nhân dân
  
Mĩ thuật, ảnh
Bìa 1:  Xóm tôi ngày ấy  Tranh: Đặng Tiệp
Tranh, ảnh, minh họa: Đỗ Dũng, Lê Trí Dũng,
Lê Minh Hải, Tào Linh, Bùi Trọng Dư,
Bùi Tiến Tuấn, Internet, PV.