Thứ Bảy, 22/06/2019 09:35

Sách mới của Christina Hesselkeept: một chân dung lấp lánh về Vivian Maier

Bằng việc trình xuất Vivian, nhà văn Đan Mạch Christina dẫn chúng ta vào hành trình khám phá những miếng ghép về cuộc đời của Vivian Maier - nhiếp ảnh gia vĩ đại của thế kỉ 20.

Bằng việc trình xuất Vivian, nhà văn Đan Mạch Christina dẫn chúng ta vào hành trình khám phá những miếng ghép về cuộc đời của Vivian Maier - nhiếp ảnh gia vĩ đại của thế kỉ 20.

Nhiếp ảnh người Mĩ Vivian Maier qua đời năm 2009 ở tuổi 83 trong nghèo khó và cô độc, không ai biết tới. 150.000 tấm ảnh bà chụp và lưu lại trên chiếc máy ảnh trong suốt cuộc đời - chủ yếu là chân dung đường phố - chưa bao giờ được công bố, thậm chí nhiều bức ảnh chưa bao giờ được in. Nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 2009, khi một nhà sưu tập ở Tây Bắc Chicago có tên John Malagger mua một phần kho lưu trữ của bà và đưa chúng lên mạng. Những bức ảnh lập tức phổ biến đến mức công chúng tò mò kiếm tìm mọi thông tin về tác giả. Từ đó, tác phẩm của Vivian ngày càng được chú ý, được trưng bày rộng rãi và vô cùng đắt đỏ. Bà được coi là một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất và cũng bí ẩn nhất của thế kỉ 20. Hiện nay, hầu hết các tác phẩm nhiếp ảnh của bà được sưu tầm, lưu trữ trong bảo tàng nghệ thuật như một phần của sự phục hưng nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố thế giới. Đến đó, các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu hay những người quan tâm tới nghệ thuật sẽ được thỏa mãn mục đích nghiên cứu, học tập và thưởng ngoạn.

    Christina Hesselkeept và tác phẩm Vivian.

Năm 2013, con người và cuộc đời Vivian trở thành chủ đề của bộ phim tài liệu được đề cử giải Oscar Đi tìm Vivian Maier. Gần đây nhất, nhà văn Đan Mạch Christina Hesselkeept lại một lần nữa đưa chúng ta vào hành trình khám phá những miếng ghép về cuộc đời của nhiếp ảnh gia tài năng và bí ẩn này trong một cuốn tiểu thuyết mới đầy vui tươi, lém lỉnh và dữ dội của cô có tựa Vivian. Sách được chuyển ngữ sang tiếng Anh bởi dịch giả Paul Russell Garrett.

Vivian Maier trong hình ảnh được lấy từ bộ phim năm 2013 “Đi tìm Vivian Maier”

Quả thật, Vivian chính là một chân dung lấp lánh về Vivian Maier thông qua việc quan sát và kể lại những sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật. Không chỉ tập trung về cuộc đời của Vivian Maier, cuốn sách cũng khắc họa những con người, diễn biến, số phận của những người đồng hành khi bà ở Mĩ và Pháp. Đó là Sarah và Peter, cặp vợ chồng giàu có ở Chicago thuê bà làm bảo mẫu cho con gái Ellen của họ. Người kể chuyện kể ở ngôi thứ nhất - người đồng hành luôn tham gia vào các thời điểm khác nhau của cuộc đời Vivian, đôi khi để suy nghĩ về tầm quan trọng của các sự kiện diễn ra trong cuộc đời bà.

Christina Hesselkeept từng chia sẻ về quá trình viết cuốn sách: “Tôi không thích những thước phim tài liệu có những cảnh được kịch hóa. Trong những khoảnh khắc đen tối, tôi nghĩ mình có thể đã đi lạc vào thể loại này”. Có thể nhà văn nói đúng về điều này, nhưng không theo cách mà cô muốn nói. Vivian chứa các phân cảnh như kịch hóa về người Viking, trong đó nhiều nhân vật khác nhau được mô tả giống nhau về sự xuất hiện, những quan điểm trong cuộc sống và cách làm việc tuyệt vời. Hesselkeept đã viết cuốn sách như thể cô đã dành thời gian để sống cùng để hiểu rất nhiều về họ. Cô viết về nhân vật rất tự nhiên, thấu hiểu: “Thật tình cờ, Maier thích đẩy micro vào mặt người lạ giống như việc cô thích phục kích họ bằng máy ảnh của mình” (Một câu trong tiểu thuyết).

Qua Vivian, Vivian Maier được vén phần nào bức màn bí mật. Bà sinh vào ngày 01/02/1926 tại New York, có mẹ người Pháp còn ba là người Áo. Công việc chính của bà là bảo mẫu và làm công việc này suốt 40 năm. Vivian là người sống kín đáo và bí ẩn. Với mỗi gia đình mà Vivian gặp, bà đều giới thiệu lai lịch giả, thậm chí bà còn sử dụng giọng khác nhau khi giao tiếp với họ. Vào những ngày nghỉ, bà hay cầm chiếc máy ảnh Rolleiflex dạo quanh thành phố Chicago chụp ảnh. Ở mỗi gia đình bà làm bảo mẫu, khi các đứa trẻ đã lớn cũng là lúc công việc bảo mẫu của bà chấm dứt, điều này buộc bà phải ngưng tráng phim và chuyển sang gia đình khác. Cứ thế, lượng phim chưa tráng của bà ngày một tăng, tỉ lệ thuận với số gia đình mà bà làm qua.

Một số bức tranh của Vivian Maier.

Vivian để tâm đến kĩ thuật phòng tối trong ảnh đen trắng và những kĩ thuật trong ảnh màu. Nhưng cho dù bà chụp ảnh trắng đen hay ảnh màu, ý tưởng, nội dung và bố cục trong mỗi tác phẩm của bà đều rất ấn tượng, xứng đáng đứng ngang hàng với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, thậm chí được coi là một trong những nhiếp ảnh gia đường phố bậc nhất của thế kỉ 20.

Vào những năm 1980, Vivian gặp nhiều trắc trở ảnh hưởng đến đam mê chụp ảnh. Bà phải dừng việc tráng phim và số cuộn Ektachrome chưa tráng ngày càng tăng lên. Khoảng năm 2007, thời gian cuối đời, do không đủ tiền thuê trọ, số tài sản của bà đã bị đem ra bán đấu giá, trong đó có cả những cuộn phim bị lãng quên, và người mua được phần lớn số phim quý giá này không ai khác chính là John Maloof.

Tiểu thuyết cũng miêu tả giá trị tác phẩm của Vivian. Từ bố cục cho đến cảm xúc của nhân vật, bà đều đặc tả được bức tranh xã hội Mĩ sung túc và giàu có. Ngoài ra, bộ sưu tập còn chứa nhiều bức ảnh tự chụp chân dung của Vivian nhưng cách chụp không hề giống kiểu chúng ta thường thấy trên mạng xã hội ngày nay, mà riêng biệt khó lẫn, có sự pha trộn giữa khung cảnh xung quanh cùng với gương mặt hoặc bóng của bà. Ngay cả việc bà sử dụng máy ảnh Rolleiflex với kính ngắm từ trên xuống và thân phận bảo mẫu, Viviancũng ít bị mọi người chú ý hơn so với những máy ngắm thẳng và ít ai phải khó chịu trước ống kính của mình.

Diane Arbus từng có câu: “Mỗi bức ảnh là mỗi bí mật về một bí mật. Nó cho bạn thấy càng nhiều thứ thì bạn lại biết về nó càng ít”. Và những tác phẩm của Vivian Maier là minh chứng cho câu nói này, ta càng đào sâu vào cuộc đời của Vivian thì bà lại càng trở nên bí ẩn và khó hiểu đến lạ thường. Có lẽ đối với Vivian Maier, chụp ảnh là một thú vui giúp bà ghi lại khoảnh khắc thường nhật ở thành phố đang sống. Tuy nhiên, bà chọn sự thầm lặng, giữ lại tất cả để cho mình xem mà không hề có ý định đưa ra cho bất kì ai xem hoặc không hề muốn dựa vào nhiếp ảnh để kiếm sống.

Điểm trừ của Vivian là đôi khi tiểu thuyết được kể bằng một giọng khá khó chịu và những quan sát của nhân vật thường xuyên bị cấm đoán theo ý muốn tác giả. Đặc biệt, Hesselkeept không tìm cách giải thích cho cuộc đời của Vivian Maier, khám phá những bí mật về tâm lí và đời sống nội tâm của nhân vật. Tại sao Vivian Maier lại có một tuổi thơ khó khăn và kì dị, tại sao bà lại chọn nghề bảo mẫu và sống theo cách bí ẩn, nội tâm và gai góc… Nếu như đi sâu vào những bí mật trong trái tim, khối óc của Vivian, rằng bà kì quoặc và hoàn toàn không biết điều đó, có điều gì ngăn cách giữa bà với mọi người, nhưng bà vẫn muốn tìm hiểu về con người bằng cách của riêng mình – chính điều này, chắc chắn đã thúc đẩy bà chụp rất nhiều chân dung - công việc tốt nhất bà có được để tạo kết nối với những người lạ là việc chụp ảnh một cách bí mật những trạng thái, biểu cảm của họ…

HIÊN NGỌC theo thebookseller