Thứ Năm, 04/08/2022 15:42

Những tạo tác đặc sắc trong lòng núi

Cùng với Thác Bản Giốc, đây một danh thắng khó có thể bỏ qua khi đến với non nước Cao Bằng. Cùng khám phá động Ngườm Ngao qua ống kính của nhà thơ Cao Xuân Sơn.

 Động Ngườm Ngao thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Theo tiếng Tày, Ngườm Ngao nghĩa là Hang Hổ. Tương truyền, thuở xưa có nhiều hổ dữ sinh sống trong hang nên dân địa phương gọi như vậy. Toàn bộ chiều dài được cho là lên đến hơn 2000 mét của động Ngườm Ngao nằm gọn trong lòng một quả núi với nhiều cửa ra. Cùng với Thác Bản Giốc, đây một danh thắng khó có thể bỏ qua khi đến với non nước Cao Bằng. Mời độc giả VNQĐ Online cùng khám phá động Ngườm Ngao qua ống kính của nhà thơ Cao Xuân Sơn. 
Nằm trong lòng núi nên toàn bộ hệ thống hang động Ngườm Ngao rất mát mẻ. Dù mùa hè thì nhiệt độ cũng chỉ hơn 10 độ C. 
Các nhũ đá đủ hình dáng buông  trên trần hang tạo nên nhiều hình thù độc đáo.

Ngược lại, dưới sàn hang là các măng đá do nước đá vôi nhỏ xuống ngưng tụ mà thành. Theo tính toán của các nhà khoa học, phải hàng trăm năm mỗi măng đá mới cao thêm được một centimet.
Hệ thống chiếu sáng khiến khung cảnh thêm phần kì ảo.
Những tạo hình độc đáo khiến khách tham quan có nhiều liên tưởng.
Trong những hang lớn có những vách đá cao như vách núi lộ thiên.
Một nhũ đá rất to có tạo hình giống bông sen úp xuống.
Muôn hình vạn dạng.
Rất nhiều vân đá như những họa tiết tinh xảo được thiên nhiên điêu khắc qua hàng nghìn năm.
Một cây măng đá có chiều cao lớn trong hang.
Khu vực có tạo hình giống với các ruộng bậc thang của vùng cao.
Những vân đá vô cùng sinh động, ít khi lặp lại, khiến người xem có thể chiêm ngưỡng không chán mắt.
Ruộng bậc thang mâm xôi.
Những tạo hình như những tác phẩm điêu khắc cổ.
Một tràn ruộng bậc thang khác mang vẻ hiền hòa.
Có khu vực đá trong hang động mang màu đỏ.
Mỗi khu vực mang một tone màu.
Như một phim trường.
Suốt chiều dài của những tuyến hang có suối ngầm chảy bên trong tạo nên những âm thanh róc rách.
Kết thúc một tuyến tham quan là một giếng trời nối thông với bên ngoài. Tuy nhiên, du khách sẽ phải quay lại con đường cũ vì lối ra này chưa có kết nối giao thông.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Cao Xuân Sơn