Thứ Tư, 30/01/2019 16:28

Haruki Murakami: "Bạn phải vượt qua bóng tối trước khi bước ra ánh sáng"

Tiểu thuyết của Murakami thu hút hàng triệu người đọc song câu chuyện khuất lấp trong chặng đường đến với văn chương và sự nổi tiếng của ông không phải ai cũng biết.

Tiểu thuyết của Murakami thu hút hàng triệu người đọc song câu chuyện khuất lấp trong chặng đường đến với văn chương và sự nổi tiếng của ông không phải ai cũng biết.

Nhà văn Haruki Murakami

Tôi gặp ông trong cuộc phỏng vấn ở Manhattan. Lúc đó, tôi chặn Haruki Murakami ở công viên, nơi ông thường chạy bộ mỗi sáng. Xin lỗi, cho tôi hỏi, bạn có phải là tiểu thuyết gia nổi tiếng của Nhật Bản? Tôi biết đây là một cách đặt câu hỏi hơi kì quặc nhưng ông vẫn như thường lệ, trả lời bằng cách nói ngược lại. Không, tôi thực sự chỉ là một nhà văn. Rất vui được gặp ông. Và rồi sau cái bắt tay, tôi được nghe những câu chuyện nhỏ từ ông.

Murakami chia sẻ, ông cảm thấy khá kì lạ khi những người không quen biết chặn ông lại và tại sao mọi người lại muốn gặp ông vì ông chỉ là một người bình thường.

Dường như câu hỏi không phải là một cách nói khiêm tốn, mà nhà văn 69 tuổi thực sự không thích sự nổi tiếng theo cách đó của mình.

Quan điểm của ông là, chỉ muốn để bạn đọc tiếp cận mình bằng con đường văn chương khi họ đọc tác phẩm của ông bằng tiếng Nhật hay qua các bản dịch. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên khi các nhân vật trong tác phẩm của ông đều khắc họa không phải một nhân vật nổi tiếng, mà chỉ là một người đàn ông bình thường, không tên và quan sát mọi chuyện trong đời sống.

Công thức đầy hấp dẫn cho những sáng tác văn học của ông chính là tạo nên trong thời kì hỗn loạn chính trị. Ông nổi tiếng vào những năm 1990 ở Nga, thời điểm đầy biến động của Liên Xô. Và mới đây nhất, cuốn tiểu thuyết thứ mười bốn Killing Commendatore  (tạm dịch: Giết Kẻ chỉ huy) gây nhiều sự chú ý – được khắc họa trong thời đại của Donald Trump ở Mĩ và thỏa thuận Brexit của Anh.

Cố gắng tóm tắt cốt truyện của Haruki Murakami là một điều vô nghĩa bởi những diễn biến cốt truyện thường bị làm mờ đi bởi những khoảng lặng trong cảm xúc, ở tần số mà độc giả có thể tìm thấy cho mình sự ẩn náu khỏi thế giới. Tuy vậy, người kể chuyện trong tác phẩm của ông là một nhân vật đặc biệt, luôn cố gắng thoát khỏi vùng núi phía Đông Nhật Bản để hướng về những vấn đề của thời đại, của thế giới.

Harukia từng chia sẻ, độc giả không nên mong đợi nhà văn giải thích bất cứ nội dung giả tưởng nào trong tác phẩm của họ. Giống như ông, những trang viết được vận hành bằng niềm tin, bằng nền tảng tiềm thức của mình, rất khó nắm bắt ý nghĩa cụ thể.

Ông nói, có một điều gì đó trong sâu thẳm tiềm thức là sự gặp gỡ bí mật giữa ông và độc giả. Đó là nơi gặp gỡ quan trọng, không phân tích biểu tượng hay bất cứ điều gì tương tự. Ông cho biết mình không phải là người kể chuyện mà chỉ là người theo dõi câu chuyện, mối quan hệ giữa ông với những câu chuyện như một người mơ về một giấc mơ. Điều này có thể giải thích việc ông từng nói không bao giờ mơ vào ban đêm, mỗi tháng có lẽ ông mơ một lần. Ông nghĩ rằng đó là giấc mơ khi ông đang thức chứ không phải đang ngủ.

Sinh năm 1949 tại Kyoto, trong thời kì xã hội Nhật Bản có những xáo trộn, ông từng làm cha mẹ thất vọng khi từ bỏ sự nghiệp công ty của gia đình để mở một câu lạc bộ nhạc jazz ở Tokyo đặt tên theo thú cưng của mình.

Vài năm sau, ông ngồi trên khán đài xem một trận bóng chày và nhận ra mình có thể viết tiểu thuyết và cuốn đầu tiên là Hear the Wind Sing (Lắng nghe gió hát, năm 1979). Tạp chí văn học Nhật Bản Gunzo thông báo với ông cuốn tiểu thuyết lọt vào danh sách giải thưởng cho các nhà văn mới.

Ngay sau đó, ông đi dạo cùng vợ, gặp một chú bồ câu bị thương và đã cứu chữa. Chủ nhật đó thật tươi sáng, tốt đẹp và ông tiếp tục viết nhiều năm sau đó. Điều gì đó thôi thúc ông nghĩ mình sẽ có giải thưởng và tiếp tục con đường thành tiểu thuyết gia. Một giả định táo bạo nhưng chắc chắn sẽ xảy ra, ông tin như vậy.

Tại Nhật Bản, tên tuổi ông được đón nhận khá muộn bởi văn chương ông không mang hơi hướng truyền thống Nhật Bản rõ rệt mà chịu ảnh hưởng của tính cách và văn hóa con người Mĩ.

Một bộ phim từ bộ phim chuyển thể năm 2010 của Rừng Na Uy, do Trần Anh Hùng làm đạo diễn. 

Bất kể các nhà phê bình nói gì, thành công vẫn đến với Murakami và tăng trưởng đều đặn. Đỉnh cao là năm 1987 tác phẩm Noruwei no mori (Rừng Na Uy) với 3,5 triệu bản được tiêu thụ trong vòng một năm xuất bản.

Rừng Na Uy được viết theo cách mà ông không bao giờ lặp lại lần nữa trong tiểu thuyết của mình. Đó là lối viết chủ nghĩa hiện thực của riêng ông. Ví như ông rất thích Gabriel García Márquez nhưng không nghĩ chủ nghĩa hiện thực của nhà văn ấy là điều kì diệu. Theo ông, mỗi nhà văn đều có lăng kính riêng của mình, qua đó, họ nhìn thế giới ý nghĩa hơn.

Cùng với việc làm quen với sự nổi tiếng, ông dần hình thành thói quen của mình và có được thành công trong bất cứ cuốn sách nào. Murakami thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để viết trong 5, 6 giờ và sau đó là chạy bộ ít nhất sáu dặm, có thể tiếp đó là đi bơi. Mỗi ngày ông viết được khoảng 10 trang sách. Có khi ông đi ngủ lúc 3 hoặc 4 giờ sáng, trước là thời gian sáng tác. Nhờ vậy, năng suất làm việc tăng lên rất nhiều.

Murakami cũng là một dịch giả hàng đầu các tiểu thuyết Mĩ sang tiếng Nhật, ông đã dịch văn chương của các tác giả như: Fitzgerald, Truman Capote, Grace Paley, JD Salinger… gần đây nhất là John Cheever.

Ông thích đọc tác phẩm của mình bằng bản dịch tiếng Anh vì nó giống như đang đọc một tác phẩm mới.

Cuộc sống ngày càng biến đổi, nhưng qua những cuốn sách, dường như Murakami muốn gửi gắm thông điệp: Khi những cơn ác mộng chấm dứt, bạn có thể tìm thấy một điều rất bất ngờ, tươi sáng!

NGỌC HIÊN dịch