Tôi gặp anh không nhiều song ấn tượng về anh luôn rất đậm nét. Các vị tướng Tư lệnh các quân đoàn chủ lực hôm nay có người khá trẻ trung, luôn sôi nổi nhưng vẫn đằm sâu và dường như đều giàu chiêm nghiệm.
Thượng tá Cấn Thị Thanh Thủy là người rất giỏi mảng công tác đối ngoại và dân vận. Điều này anh chị em trong cơ quan và cả cấp trên nữa đã sớm nhận ra, luôn coi đó là thế mạnh của người cán bộ làm công tác chính sách tài chính, mảng công tác luôn đòi hỏi tính nguyên tắc và lý trí cao.
Đồng chí Tạ Văn Trọng đã tiếp nhận vai trò giám đốc Nhà máy trong thời điểm có thể coi là đặc biệt khó khăn: Nhà máy chuyển từ chế độ bao cấp sang chế độ tự chủ; và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang bắt đầu leo thang.
Thung lũng Mo Ray nằm dưới chân dãy núi Chư Mo Ray thuộc huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum nơi người lính Đoàn Kinh tế quốc phòng 78 thuộc Binh đoàn 15 đến trồng mới cao su là nơi xa xôi, khó khăn, thiếu thốn nhất Binh đoàn.
Trên chuyến xe vào Quảng Trị hôm ấy, những cựu binh Trường Sơn đã có cháu gọi mình bằng ông, bằng bà thay nhau kể kỷ niệm chiến trường và say mê hát lại những ca khúc quen thuộc thời mười tám đôi mươi (Bút kí của NGUYỄN HữU QUÝ)
Tôi đã nhiều lần đến với Trường Sa. Lần nào cũng vẹn nguyên một cảm xúc đó là bồn chồn khi chưa đặt chân lên các đảo nổi đảo chìm và day dứt khi trở về đất liền, ngay cả lúc bộn bề công việc nhất.
Phòng khách Bộ Tư lệnh Binh đoàn tràn đầy ánh sáng. Phía trước là khuôn viên cây cối tươi xanh, thân thiện. Tiếng chim lích rích trong vòm lá. Tây Nguyên hùng vĩ hôm nay quá đỗi thanh bình, no ấm. (PHÙNG VĂN KHAI)
Tôi và nhà văn Hoàng Quảng Uyên ngồi lặng trước những ký ức rất xúc động của vị tướng trận một thời từng là cận vệ của Bác Hồ. Nhắc đến Bác, lão tướng quân vẫn nhớ được từng chi tiết nhỏ dù câu chuyện xảy ra cách đây đã gần bảy mươi năm. (PHÙNG VĂN KHAI)
Thao trường Lục quân 1 mùa huấn luyện không ngày nào không không vang tiếng súng. Trong màn khói súng, thấp thoáng ẩn hiện những dáng hình con gái mềm mại. Chúng tôi như không tin ở mắt mình. (Ghi chép của PHÙNG VĂN KHAI)
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy “Một đội quân văn hay võ giỏi là một đội quân vô địch”, Đại tướng rất coi trọng công tác văn hoá văn nghệ và luôn dành sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt cho các nhà văn, các nghệ sĩ. (NGÔ VĨNH BÌNH)
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến một hiện vật, đó có khẩu súng AK47 của một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Khẩu súng được Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tặng cho đồng chí Mirôsôvích Masêrốp, Anh hùng Lao động, Anh hùng Liên Xô
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhân cách lớn trong thời đại ngày nay. Dù tiếp cận ở góc độ nào, thậm chí ở chiến tuyến khác nhau thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn nổi lên như một kiệt xuất thiên tài, xuất chúng, cả nhân loại ngưỡng mộ. (NGUYỄN VĂN THANH)
Cách đây 59 năm, Hà Nội những ngày này đang dồn nén một cảm giác mong chờ. Năm cửa ô phập phồng ngóng những đoàn quân sẽ tiến về từ các ngả. Những đoàn quân ấy, đã vừa làm nên một chiến thắng chấn động địa cầu ở Điện Biên Phủ. Người chỉ huy của tất cả những đoàn quân ngời sáng vinh quang đó, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tôi được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau chiến dịch Biên giới năm 1950. Từ đó tôi được sống gần Đại tướng. Với tư cách là Phó ban Tuyên huấn của khu ủy kiêm Giám đốc các sở Thông tin tuyên truyền Tây Bắc và Việt Bắc... (GS VŨ KHIÊU)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba, "người anh cả" của lực lượng vũ trang nhân dân qua đời để lại niềm xúc động khôn nguôi trong lòng mỗi người dân đất Việt, từ những cựu chiến binh từng có thời gian làm việc cùng Đại tướng, đến những người dân bình thường.
Tôi còn nhớ như in lần đầu tiên được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi vẫn cho rằng đó là một sự kỳ diệu bậc nhất của cuộc đời mình. Khi ấy tôi mang quân hàm chuẩn úy, vừa được điều về công tác tăng cường cho Ban biên tập Truyền hình Quân đội.
Thế là anh Văn - Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - nhà lãnh đạo cách mạng thời Bác Hồ duy nhất còn lại đến ngày nay đã ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng đồng bào, đồng chí cả nước và bạn bè quốc tế!
Đã qua rồi cái thời hễ làm giám đốc là gắn với đặc quyền đặc lợi, luôn bắt mọi người sợ hãi mình, luôn đợi chờ kinh phí từ trên rót về để ban phát và nhận lại sự hàm ơn của mọi người. Các giám đốc bây giờ hoàn toàn khác... (Bút kí của PHÙNG VĂN KHAI)
Hồng Hà, con sông dài tới 1149 km mang quốc tịch của hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Hành trình kiến tạo địa chất đã tạo ra điều ấy và đương nhiên công dân của hai quốc gia láng giềng này không thể không thừa nhận nó như thừa nhận lịch sử thấm đẫm máu và mồ hôi của tổ tiên ông cha mình để lại. (Tùy bút của NGUYỄN HỮU QUÝ)
Chúng tôi cùng đoàn người có công với Cách mạng quận Ba Đình về thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K84, nơi Bác đã từng làm việc và yên nghỉ sau khi về cõi vĩnh hằng đến trước khi Người trở về Lăng ở thủ đô Hà Nội, trái tim thân yêu của cả nước, từ năm 1957 - 1975, tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.